TĂNG CƯỜNG MIỄN DỊCH NGĂN NGỪA COVID-19 BẰNG CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÝ

Posted on Tin tức 366 lượt xem

Với tình hình diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid-19 như hiện nay, Ngoài việc luôn trong tâm thế thực hiện tốt 5K của chính phủ, Mỗi cá nhân chúng ta cần chủ động  Nâng cao sức đề kháng của bản thân. Đây chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất, Phòng dịch cho cá nhân cũng chính là phòng dịch cho cộng đồng. BITECHPHARM sẽ cung cấp một số lời khuyên đơn giản, dễ thực hiện để nâng cao sức đề kháng bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý cho tất cả các bạn nhé!!!

1. Cần tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  • Sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Có hai loại là sức đề kháng tự nhiên và sức đề kháng tổng hợp. Trong đó sức đề kháng tổng hợp hưởng lợi từ chế độ dinh dưỡng hợp lý, tiêm phòng vắc-xin và tập thể dục thể thao đều đặn.

Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra để nâng cao sức đề kháng thì chúng ta cần phải ăn nhiều hoa quả và rau xanh kèm với uống từ 1,5- 2  lít nước trong 1 ngày. Dưới đây là danh sách các thực phẩm vừa nâng cao sức đề kháng, vừa có tác dụng phòng bệnh cúm.

  • Tỏi:

Theo Sách Dược tính chỉ nam: “Tỏi vị thuốc gọi Đại toán, vị cay tính ấm, có độc, tác dụng thông được 5 tạng, lợi được các khiếu, khai vị kiện tỳ trừ được chứng khí lạnh, chứng ôn dịch tiêu được những độc ung nhọt, phá được chứng trưng hà báng tích, tiêu được thức ăn bằng cá bằng thịt, giải được nọc rắn, chứng trúng nắng mê man, chứng đổ máu cam…”.

Tài liệu gần đây cho biết dùng tỏi giảm mỡ máu, ngăn ngừa huyết áp, tim mạch… Tỏi còn được coi như một loại kháng sinh đa năng có thể ức chế trên 70 loại vi khuẩn, siêu vi, ký sinh trùng.

Hướng dẫn bạn 1 số cách dùng tỏi như sau:

Cách 1: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.

Cách 2: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

 

Cách 3: Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.

Cách 4: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

Cách 5: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.

Cách 6: Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.

Cách 7: Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào trong một cái túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.

Cách 8: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào trong một cái chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.

 

  • Các trái cây thuộc họ cam quýt, chanh:Vitamin C chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng, bởi Vitamin C làm tăng sự sản xuất bạch cầu. Các trái cây chứa nhiều vitamin C bao gồm bưởi, những quả thuộc họ cam, quýt, chanh,…

Chanh: Thường dùng lá và quả.

Thành phần hóa học: Trong lá có tinh dầu 0,19%, tinh dầu này chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten. Vỏ quả chứa glucosid của aureusidin. Dịch quả chứa acid citric, tinh dầu bay hơi chứa citral, limonen, linalol, linalyl acetat, terpineol và cymen. Vỏ cây chứa xanhthyletin. Vị thuốc chanh.

Chanh

Theo y học cổ truyền, chanh vị chua ngọt, tính bình; lá chanh có vị đắng the, mùi thơm, tính bình. Quả có vị chua, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt. Quy kinh vị, phế.

Công dụng: Lá chanh có tác dụng giải nhiệt, thông can khí, tiêu thũng, tán độc và hoạt huyết, khỏi ho, tiêu thực. Quả có tác dụng thanh nhiệt, khỏi nôn, tiêu thực, sát trùng, sáng mắt.

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc chanh:

– Quả chanh được dùng làm thuốc giải nhiệt, giúp ăn ngon miệng, lợi tiêu hóa, chống bệnh scorbut; còn dùng làm thuốc long đờm, trị ho, trị nôn ra mật.

– Lá chanh được dùng làm gia vị và cũng được dùng làm thuốc trị sốt rét dai dẳng, cảm cúm, hen phế quản, ho gà và trị bệnh ngoài da, rắn cắn.

– Dịch lá tươi, phối hợp với dầu giun, rau sam, hòa vào nước đun sôi, rồi thêm dầu thông có tác dụng trị giun tốt. Dịch quả thêm mật ong dùng chữa tưa lưỡi. Dịch chanh còn là nguyên liệu để chế acid citric. Dùng ngoài, dịch chanh (nửa thìa cà phê) hòa với bột long não 1g và rễ bạch hoa xà giã nhỏ 10g, dùng bôi chữa hắc lào, lở chốc.

– Nước hãm lá dùng uống trị cảm mạo và giúp cho răng mọc tốt.

Lưu ý: Người bị loét dạ dày – tá tràng chưa ổn định, đa toan khôngdùng. Chanh có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nên chế biến, hạn chế dùng dạng tươi sống.

 

  • Ớt chuông đỏ:Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C gấp 2 lần so với họ cam quýt. Ngoài ra ớt chuông đỏ cũng là nguồn cung cấp beta carotene dồi dào. Bên cạnh giúp tăng sức đề kháng, vitamin C còn có tác dụng giữ một làn da khỏe mạnh, còn beta carotene giúp cho mắt và da khỏe mạnh hơn.
  • Bông cải xanh:Bông cải xanh chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào như vitamin A, C, E và giàu hàm lượng chất C. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.

Bông cải xanh chứa nhiều khoáng chất

  • Gừng:Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.
  • Rau bina:Rau bina chứa rất nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, carotene, giúp tăng sức đề kháng và khả năng chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Việc nấu rau bina trong một thời gian ngắn giúp tăng cường vitamin A và các chất dinh dưỡng khác được giải phóng ra từ axit oxalic.

 

  • Quả hạnh nhân:Khi nói đến việc ngăn ngừa và phòng chống cảm lạnh, việc bổ sung vitamin E cũng là cần thiết. Vitamin E là loại vitamin tan trong dầu. Nó cần một lượng chất béo thì cơ thể mới hấp thu được vitamin E. Vì vậy hạnh nhân chính là thực phẩm cung cấp vitamin E hoàn hảo, do nó có một lượng chất béo tốt cho sức khỏe. Một khẩu phần ăn gồm nửa cốc chứa 46 hạt hạnh nhân nguyên vỏ cung cấp 100% lượng vitamin E được khuyến nghị hàng ngày.

Hạnh nhân cung cấp lương lớn vitamin E cho cơ thể

  • Nghệ:Nghệ được sử dụng nhiều nhất trong món cà ri, nhưng nó cũng được sử dụng như một chất chống viêm và chống đau xương khớp dạng thấp. Ngoài ra nồng độ curcumin cao có tác dụng giảm tổn thương cơ do tập thể dục.
  • Trà xanh:Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng. Trà xanh cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt. L-theanine có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các tế bào T của bạn.
  • Đu đủ:Đu đủ là một loại cây khác chứa vitamin C hàm lượng cao. Ngoài ra đu đủ có một loại enzyme tiêu hóa là papain có tác dụng chống viêm. Đu đủ còn giàu Kali, vitamin B và folate dồi dào. Tất cả đều có lợi cho sức khỏe chung của bạn.
  • Quả kiwi:Giống như đu đủ, kiwi có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, gồm folate, kali, vitamin K và vitamin C. Vitamin C có tác dụng tăng các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng trong khi các thành phần khác trong quả kiwi giúp cơ thể của bạn hoạt động tốt.
  • Thịt gà:Khi bạn bị ốm thì món cháo gà không chỉ giúp bạn có cảm giác ăn uống ngon miệng mà còn là một loại thuốc. Nó giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra thịt gà cũng giàu vitamin B giúp lợi ích cho miễn dịch đường ruột, tăng sức đề kháng.

2. Một số biện pháp khác nhằm tăng cường sức đề kháng

  • Uống nhiều nước.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường sống.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Tập thể dục đều đặn.
  • Bổ sung ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Những thành phần có trong đông trùng hạ thảo

– Những nguyên tố vi lượng như: Al, Si, K, Na…

– Adenosine.

– Cordycepin

– Hydroxyethyl – adenosine

– Lượng Vitamin A, B, C, E, K…

– Hoạt chất HEAA (Hydro – Etyl – Adenosin – Analogs)

– 17 loại Axit amin.

– Lipit.

– D-Mannitol.

– Cordiceptic acid.

Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong

Trong đông trùng hạ thảo có chứa hoạt chất cordycepin và adenosine đã được khoa học chứng minh khả năng thúc đẩy hoặc điều tiết hai chiều đối với hệ miễn dịch. Việc này giúp hoạt hóa tế bào miễn dịch và tăng cường chức năng tiêu diệt của tế bào miễn dịch.

Giúp phục hồi đáng kể các tế bào miễn dịch, duy trì năng lực miễn dịch bình thường của cơ thể, giúp cơ thể tăng cường chức năng miễn dịch.

Kết luận:

Việc ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng kể trên là cần thiết cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, một chế độ ăn phong phú và đa dạng mới chính là chìa khóa cho một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy cần kết hợp các loại thực phẩm kể trên cùng với các nguồn thực phẩm thông thường khác trong chế độ ăn hàng ngày, kết hợp với tập luyện thể dục thể thao và uống nhiều nước để có một sức khỏe hoàn hảo.

Bitechpharm như một giải pháp tuyệt vời giúp bạn khỏe, đẹp hơn mỗi ngày.

Tuy chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2019 nhưng đến nay, Công ty Cổ phần Công nghệ sinh hoc Bitechpharm đã có tới trên 200 chi nhánh – đại lý – nhà phân phối trên khắp cả nước với hàng nghìn sản phẩm được bán ra thị trường mỗi ngày.